Suy Nhược Cơ Thể – Nguyên Nhân Và Biểu Hiện Triệu Chứng

Suy nhược cơ thể là một trong những bệnh lý phổ biến trong xã hội hiện đại ngày nay, nó có thể là kết quả của việc mệt mỏi, căng thẳng thường xuyên mà không được nghỉ ngơi. Tình trạng suy nhược kéo dài sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe cũng như cuộc sống sinh hoạt của người bệnh. Vậy nguyên nhân nào gây suy nhược cơ thể và biểu hiện của suy nhược cơ thể như thế nào? Hãy để B-Care giải đáp giúp bạn nhé!

Image 20200617172105 1

Tại sao lại bị suy nhược cơ thể?

Vậy suy nhược cơ thể là gì?

Suy nhược cơ thể là tình trạng mệt mỏi toàn thân trong thời gian dài. Suy nhược cơ thể xảy ra mọi lứa tuổi ở nam và nữ, trong đó độ tuổi từ 20 – 40 có nguy cơ cao nhất. Suy nhược cơ thể nếu không được khắc phục kịp thời, bệnh có thể nặng lên và xuất hiện thêm nhiều triệu chứng như sợ hãi vô cớ, sống khép kín, không muốn tiếp xúc với người khác, kèm theo ác mộng về đêm khiến người bệnh không thể ngủ được hoặc khó ngủ. Từ đó, dẫn đến những hệ luỵ như tư duy kém, khó tập trung tư tưởng, hay quên, phản xạ thần kinh chậm lại, cử chỉ hành vi đôi khi không chính xác,…

Bị suy nhược cơ thể do nguyên nhân nào?

  1. Lo lắng, stress, trầm cảm khiến cơ thể bị suy nhược

Lo lắng, stress là nguyên nhân chính gây nên tình trạng mệt mỏi – một trong những yếu tố cơ bản dẫn đến chứng suy nhược cơ thể. Phần lớn trường hợp này không đến viện kiểm tra dẫn đến bị bệnh mà không được điều trị. Lâu dần tạo ra một vòng luẩn quẩn không dứt: lo lắng, trầm cảm dẫn đến suy nhược cơ thể, ngược lại cơ thể bị suy nhược khiến tâm trạng bất ổn, lo lắng,…

Image 20200617172105 2
Stress, cẳng thẳng kéo dài là nguyên nhân dẫn đến suy nhược cơ thể
  1. Cơ thể bị suy nhược do hạn chế vận động

Thời gian vận động không đủ khiến các cơ dần bị yếu đi, lâu dần khiến cơ thể bị suy nhược.

  1. Mắc các bệnh mãn tính khiến cơ thể suy nhược

Bị mắc các bệnh mãn tính như mất ngủ kéo dài, đái tháo đường, bệnh thận mãn tính, bệnh ung thư, thiếu máu thiếu sắt, nhiễm trùng toàn thân, tăng bạch cầu đơn nhân, suy giảm miễn dịch, thay đổi nồng độ hormone của vùng dưới đồi – tuyến yên – tuyến thượng thận, huyết áp thấp mạn tính,… cũng khiến cơ thể luôn trong trạng thái mệt mỏi, suy nhược.

Image 20200617172105 3

Những người mắc các bệnh mạn cũng khiến cơ thể mệt mỏi, suy nhược

  1. Suy nhược do bị nhiễm trùng

Bị nhiễm trùng kéo dài như bệnh lao, viêm gan B, viêm nội tâm mạc,… gây ra tình trạng suy nhược cơ thể.

  1. Vấn đề tuổi tác

Khi tuổi càng cao tình trạng oxy hóa trong cơ thể diễn ra càng nhanh, khả năng cân bằng nội môi càng kém khiến cơ thể dễ bị suy nhược.

  1. Mang thai cũng là nguyên nhân khiến cơ thể suy nhược

Phụ nữ mang thai thường có mức năng lượng thấp, nếu không được bổ sung dinh dưỡng đầy đủ, kịp thời thì dễ dẫn tới suy nhược cơ thể.

Image 20200617172105 4

Bổ sung đủ dinh dưỡng, giữ tinh thần thoải khi mang thai để tránh suy nhược cơ thể

Các triệu chứng biểu hiện suy nhược cơ thể dễ nhận biết

  1. Sụt cân không kiểm soát

Nếu thấy cân nặng của mình sụt không kiểm soát thì đó có thể báo hiệu bạn đang mắc phải chứng suy nhược cơ thể. Khi đó bạn sẽ cảm thấy chán ăn, ăn không ngon miệng, dần dần hệ tiêu hóa hoạt động sẽ kém hơn, khả năng tiêu hóa và hấp thụ chất dinh dưỡng giảm sút, cơ thể trở nên thiếu sức sống, suy nhược, cân nặng giảm không kiểm soát.

Image 20200617172105 5

Sụt cân nhanh có thể báo hiệu bạn bị suy nhược cơ thể

  1. Thường xuyên mất ngủ

Mất ngủ và suy nhược cơ thể có liên quan mật thiết với nhau, khi cơ thể bị suy nhược sẽ gây tác động xấu tới hệ thần kinh gây nên tình trạng mất ngủ, khó ngủ, uể oải, kém tập trung,…

  1. Mệt mỏi, uể oải, cơ thể xanh xao

Suy nhược cơ thể khiến bạn không có đủ năng lượng phục vụ các hoạt động thường ngày, bao gồm các hoạt động thể chất và trí óc. Suy nhược dẫn đến tình trạng chán ăn, ăn không ngon, bỏ ăn, hệ tiêu hóa hoạt động kém, không đủ dinh dưỡng, năng lượng cho các cơ quan hoạt động gây nên kiệt sức. Kèm theo đó là các triệu chứng khó thở, hoa mắt, chóng mặt, tê mỏi tay chân. Suy nhược cơ thể lâu dần dẫn đến cơ thể không đủ dinh dưỡng từ đó sẽ khiến da mặt và da toàn thân tái nhợt, môi nhợt nhạt, kết mạc mắt có màu trắng hoặc hồng nhợt,…

Image 20200617172105 6

Suy nhược dẫn đến mất ngủ, cơ thể mệt mỏi thiếu sức sống

  1. Đau đầu

Suy nhược cơ thể sẽ ảnh hưởng đến hệ thần kinh và não bộ do khí huyết suy giảm, máu lưu thông lên não kém gây nên tình trạng đau đầu, chóng mặt, kém tập trung…

  1. Da sạm, mụn mọc nhiều

Suy nhược cơ thể khiến hệ nội tiết của cơ thể hoạt động rối loạn dẫn đến tình trạng da dẻ xỉn màu, mụn mọc nhiều, da nhanh lão hóa. Ngoài ra suy nhược cơ thể gây nên chứng biếng ăn làm cơ thể thiếu hụt các vitamin và khoáng chất cần thiết, làn da không được nuôi dưỡng từ bên trong dần trở nên yếu ớt, dễ sạm màu,…

 

 

 

Image 20200617172105 7

Suy nhược cơ thể ảnh hưởng đến nội tiết tố khiến da sạm, nhanh lão hóa

Cách khắc phục và phòng chống suy nhược cơ thể

  1. Luôn giữ tinh thần lạc quan, thoải mái, hạn chế những căng thẳng, stress không đáng có
  2. Tăng cường vận động, tập thể dục thường xuyên nâng cao sức khỏe
  3. Có thời gian biểu hợp lý cho việc ăn uống, làm việc và nghỉ ngơi. Tránh để ng việc làm ảnh hưởng đến chất lượng bữa ăn và giấc ngủ
  4. Không sử dụng các chất kích thích như rượu, bia, thuốc 
  5. Lựa chọn chế độ ăn uống phù hợp và khoa học
  6. Có thể uống sữa nghệ B-Care hàng ngày, thay thế các bữa phụ giúp bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng thiết yếu, cung cấp đủ năng lượng cho cơ thể làm việc ngày dài. Đặc biệt, sữa nghệ B-Care chứa Nano Curcumin giúp chống lão hóa, phòng ngừa ung thư, cải thiện giấc ngủ sâu và ngon hơn, giảm căng thẳng, stress, lựa chọn thích hợp cho người suy nhược cơ thể

Image 20200626171434 3

Mọi thắc mắc vui lòng liên hệ tổng đài tư vấn sữa nghệ B-Care: 0348.167.167

Bài viết liên quan

Liên hệ tư vấn sức khỏe

Bình luận